6 lý do du học chương trình thạc sĩ không bao giờ dẫn đến thành công

Du học chương trình thạc sĩ đang được nhiều người quan tâm nhất là các khóa học ở những trường danh tiếng. Bên cạnh các sinh viên sử dụng để làm bước đệm để chinh phục giấc mơ sự nghiệp thì vẫn còn 1 số bạn đang chệch quỹ đạo dẫn đến thành công. Chương trình thạc sĩ là con dao 2 lưỡi, nếu không tận dụng đúng sẽ mang lại nhiều tiêu cực hơn là tích cực. Trong thực tế, rất nhiều khóa học chỉ lấy đi thời gian, công sức và tài chính mà không hề trao lại cho bạn điều gì. Vì vậy, trước khi quyết định hãy tự hỏi vì sao cần du học chương trình thạc sĩ. Nếu lý do nằm trong danh sách dưới đây thì nên xem xét lại vì chúng là dấu hiệu cảnh báo rằng tấm bằng thạc sĩ không dành cho bạn!

Có những lý do học thạc sĩ không bao giờ dẫn bạn đến thành côngCó những lý do học thạc sĩ không bao giờ dẫn bạn đến thành công

Có những lý do học thạc sĩ không bao giờ dẫn bạn đến thành công

1. “Tôi chưa sẵn sàng để đi làm”

Bạn nên biết rằng môi trường công sở thực tế không hoàn toàn khác với giảng đường. Bạn cũng có một thời khóa biểu riêng như công việc cần làm (các lớp phải học), mục tiêu (điểm số), thời gian cố định (số giờ học, nghỉ ngơi). Ưu điểm vượt trội của đi làm đó là không có bài tập về nhà và bạn được trả lương hàng tháng. Nếu phù hợp và đam mê với công việc thì bạn sẽ nhận được giá trị đáng kể về vật chất lẫn tinh thần. Vì vậy, hãy mạnh dạn bước ra khỏi vùng an toàn của giảng đường để gia nhập vào cuộc sống thực tế, lúc này bạn không chỉ đang làm việc nuôi sống bản thân mà còn đang dần trưởng thành.

Xem thêm  Xét tuyển trực tiếp học bổng các nước từ 10 – 100% học phí tại hội thảo

2. “Tôi định sẽ chờ thời gian khủng hoảng kinh tế qua đi”

Việc chọn trường đại học là địa điểm để chờ đợi thời gian khủng hoảng kinh tế qua đi là quyết định cực kì mạo hiểm. Sau 1-2 năm rời khỏi công việc thực tế, bạn có thể sẽ đánh mất vị thế vốn có của bản thân. Môi trường ngành nghề luôn luôn thay đổi, nếu không song hành và cố gắng thích nghi thì bạn nhất định sẽ bị đào thải. Khi hoàn thành chương trình thạc sĩ và đi làm trở lại, bạn cần nhanh chóng làm quen với công việc – điều mà những đồng sự đã thành thạo trong thời gian qua. Bên cạnh đó, họ đã tồn tại qua thời gian khủng hoảng nên kiến thức, kĩ năng, bản lĩnh đều vượt trội hơn, đồng nghĩa với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Vì vậy, bạn không nên chọn đi học để trốn tránh thực tế ảm đạm mà hãy cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn và thành công sẽ mỉm cười sau đó.

Hãy cố gắng vượt qua thời kì khó khănHãy cố gắng vượt qua thời kì khó khăn

Hãy cố gắng vượt qua thời kì khó khăn

3. “Tôi muốn làm việc trong lĩnh vực học thuật”

Một số sinh viên chọn học thạc sĩ ngay khi tốt nghiệp cử nhân vì muốn được làm việc trong lĩnh vực học thuật. Tuy nhiên, đây là một hướng đi không mấy lý tưởng vì các trường luôn muốn các giảng viên có kinh nghiệm về cuộc sống và môi trường công việc thực tế. Bên cạnh đó, vẫn có không ít sinh viên khi làm việc về giáo dục lại cảm thấy bản thân không phù hợp và chán nản muốn bỏ cuộc. Do đó, sau khi tốt nghiệp cử nhân bạn hãy dành thời gian để thử sức với công việc thực tế để xem xét kĩ càng và đưa ra quyết định phù hợp hơn.

Xem thêm  Điều cần biết về thuê nhà khi du học Tây Ban Nha

4. “Tôi cần giết thời gian trước khi tìm được điều cần làm trong cuộc sống”

Thực tế cho thấy cách tìm kiếm điều cần làm trong cuộc sống chính xác nhất là không ngừng nỗ lực trong công việc.  Bạn hãy thử sức với vị trí liên quan đến chuyên ngành, sở thích và nguyện vọng của bản thân. Nếu không phù hợp thì bạn tìm ra lý do và thay đổi môi trường làm việc. Thông qua quá trình chọn lựa công việc, bạn sẽ tích lũy được những trải nghiệm quý giá, trưởng thành và có quyết định chính xác hơn. Hãy nhớ rằng, trốn tránh không phải là phương pháp giải quyết vấn đề, nếu ta nỗ lực và làm việc có tư duy, quan tâm đến cảm xúc thì chắc chắn sẽ tìm được lý tưởng sống của bản thân.

Làm việc chăm chỉ giúp bạn tìm kiếm được lý tưởng sống của bản thânLàm việc chăm chỉ giúp bạn tìm kiếm được lý tưởng sống của bản thân

Làm việc chăm chỉ giúp bạn tìm kiếm được lý tưởng sống của bản thân

5. “Mạng lưới cựu sinh viên sẽ giúp tôi tìm được việc làm”

Hiện có rất nhiều HSSV nhầm tưởng về lợi ích mà mạng lưới cựu sinh viên có thể mang lại. Ngoài mối quan hệ, bạn cũng cần quan tâm đến năng lực và tố chất của bản thân. Bên cạnh đó, mạng lưới mối quan hệ không nhất thiết phải gây dựng ở khóa học thạc sĩ, bạn có thể làm được điều này ở bậc đại học hoặc thực tập. Nhiều trường đại học trên khắp thế giới có tổ chức các sự kiện kết nối sinh viên, ngày hội tuyển dụng cho HSSV mọi bậc học xây dựng mối quan hệ. Vì vậy, bạn không nên quá đặt nặng việc xây dựng hình ảnh bản thân chỉ làm được khi du học chương trình thạc sĩ.

Xem thêm  Học tiếng Tây Ban Nha và Văn hóa tại Đại học Barcelona

6. “Tôi cần nâng tầm vị thế của bản thân”

Một trong những quan điểm không phù hợp hiện nay đó là CV của những người tốt nghiệp thạc sĩ sẽ ấn tượng hơn đối với nhà tuyển dụng. Điều này chưa hẳn, bằng cấp là 1 chuyện, vấn đề còn lại là bạn phải sở hữu kiến thức, kĩ năng và tố chất phù hợp với công việc. Một CV nhiều bằng cấp không phải là chìa khóa để đến thành công, quan trọng nhất là giá trị và kinh nghiệm của bạn có đáp ứng được vị trí ứng tuyển hay không.

Ngày hội tuyển dụng của Đại học NHL Stenden, Hà LanNgày hội tuyển dụng của Đại học NHL Stenden, Hà Lan

Ngày hội tuyển dụng của Đại học NHL Stenden, Hà Lan

Ngoài việc cân nhắc lại mong muốn, bạn cũng nên lắng nghe lời khuyên từ những chuyên viên tư vấn du học uy tín như INEC. Với 12 năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn du học và sở hữu mạng lưới hơn 500 trường đối tác trên khắp thế giới, INEC luôn sẵn sàng cùng bạn tìm kiếm lộ trình phù hợp nhất. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:

>> Du học Hà Lan vừa học vừa làm – Đời không như là mơ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *