Lịch sử Tây Ban Nha (phần 1)

Thời kỳ Tiền sử và Tiền La Mã

Một hình vẽ trong hang động Altamira ở Tây Ban Nha

Một hình vẽ trong hang động Altamira ở Tây Ban Nha

Giống người hiên đại Cro-Magnon bắt đầu đến bán đảo Iberia qua dãy núi Pyrenees vào khoảng 35.000 năm trước. Vết tích nổi tiếng nhất về những sự định cư thời tiền sử tại đây là những bức tranh được khắc trên đá ở hang động Altamira, miền bắc Tây Ban Nha. Những bức họa này được vẽ khoảng 15.000 năm trước Công nguyên.

>> Xem thêm: http://hoctiengtaybannha.com/v181/bai-5.html

Những người đầu tiên đến sống tại Tây Ban Nha chủ yếu là người Iberia và người Celt. Trước đó, họ sống ở quanh vùngĐịa Trung Hải trong khu vực từ phía đông bắc đến phía tây nam bán đảo. Sau đó, họ đến sống tại vùng bờ biển Đại tây Dương, ở vùng phía bắc và tây bắc bán đảo Iberia. Các nền văn hóa tại đây đã hòa trộn vào nhau và bây giờ được biết đến với cái tên Celtiberian.

Người ta tin rằng nền văn hóa thành thị đầu tiên thuộc về một thành phố bán thần thoại ở miền nam Tây Ban Nha, thành phố Tartessos (có lẽ tồn tại khoảng 1100 năm trước Công nguyên). Giữa năm 500 và 300 trước Công nguyên, ngườiPhoenici và Hy Lạp đã thực hiện những chuyến vượt biển và thành lập các thuộc địa thương mại của mình trên khắp vùng biển Địa Trung Hải, trong đó có Tây Ban Nha ngày nay. Người Carthage đã thống trị Địa Trung hải trong một thời gian ngắn trước khi bị người La Mã đánh bại trong Chiến tranh Punic.

Đế chế La Mã và sự xâm chiếm của các bộ tộc Đức

Một nhà hát La Mã cổ ở Mérida

Một nhà hát La Mã cổ ở Mérida

Trong chiến tranh Punic lần thứ hai, Đế chế La Mã đã sát nhập các thuộc địa thương mại của người Carthage trên biển Địa Trung Hải vào lãnh thổ của mình (từ năm 210 đến 205 trước Công nguyên). Đế chế La Mã đã cai quản toàn bộ bán đảo Iberia trong suốt 500 năm, ràng buộc vùng đất này bởi luật pháp và ngôn ngữ của La Mã. Những con đường lớn cũng được xây dựng nối bán đảo Iberia với đế chế.

Xem thêm  Du học châu Âu: Bạn chọn quốc gia nào?

Người La Mã đã trùng tu lại các đô thị còn lại như Lisbon (hay còn gọi là Olissipo, nay là thủ đô của Bồ Đào Nha),Tarragona (Tarraco) và thành lập các đô thị mới như Zaragoza (Caesaraugusta), Mérida (Augusta Emerita), và Valencia(Valentia). Nền kinh tế của bán đảo đã phát triển hưng thịnh dưới sự cai trị của La Mã. các sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng lên cùng với việc đưa vào vận hành hệ thống tưới tiêu đồng ruộng, một trong số chúng ngày nay vẫn còn được sử dụng. Các hoàng đế Trajan, Hadrian,Marcus Aurelius và Theodosius I, cùng với triết gia nổi tiếng Seneca đều sinh ra tại Tây Ban Nha. Kitô giáo đã lan đến Tây Ban Nha vào thế kỉ 1 và trở nên phổ biến vào thế kỉ 2 tại các đô thị. Phần lớn ngôn ngữ, tôn giáo, cơ sở luật pháp của Tây Ban Nha ngày nay đều bắt nguồn từ giai đoạn này.

Các bộ tộc người còn lạc hậu đã xâm chiếm Tây Ban Nha vào thế kỉ 5, khi mà Đế chế La Mã đang trên đà sụp đổ. Người Visigoth, Suebi, Vandal and Alan đã vượt qua dãy núi Pyrenees để tiến vào Tây Ban Nha. Người Visigoth sau đó đã tiếp quản Tây Ban Nha vào năm 415. Sau khi cải đạo theo Công giáo Rôma, vương quốc Visigoth đã trở thành một triều đại lớn ở bán đảo Iberia.

Thời kỳ Hồi giáo

Cung điện Alhambra được xây dựng trong Thời kỳ Hồi giáo tại Tây Ban Nha

Cung điện Alhambra được xây dựng trong Thời kỳ Hồi giáo tại Tây Ban Nha

>> Tìm hiểu thêm: http://hoctiengtaybannha.com/v180/bai-2.html

Xem thêm  Thông tin chung về visa du học Tây Ban Nha

Vào thế kỉ 8, bán đảo Iberia đã bị người Berber theo Đạo Hồi từ Bắc Phi nhanh chóng xâm lược (711-718). Sự xâm chiếm này là một phần trong sự mở rộng của triều đại Omeyyad Ả Rập. Chỉ có duy nhất ba vùng đất nhỏ ở miền núi phía bắc còn giữ được độc lập là Asturias, Navarre và Aragón. Trong Thời kỳ Hồi giáo, Tây Ban Nha được biết đến với cái tên Al-Andalus. Thời kì Hồi giáo ở Tây Ban Nha thịnh vượng nhất dưới triều vua Abd-ar-Rahman III.

Dưới chế độ Hồi giáo, Kitô giáo và Do Thái giáo vẫn được công nhận, và những tín đồ của những tôn giáo này được quyền tự do thờ phụng tôn giáo của họ. Sự cải sang đạo Hồi đã dẫn đến sự phát triển vững vàng của đất nước. Những sự cải đạo rộng lớn sang Hồi giáo trong thế kỉ 10 và thế kỉ 11 đã biến Tây Ban Nha (hay thời đó gọi là Al-Andalus) thành một quốc gia mà Hồi giáo vượt trội hẳn so với Kitô giáo[5].

Cộng đồng Hồi giáo ở Tây Ban Nha đã bị chia rẽ bởi những căng thẳng trong xã hội. Người Berber vùng Bắc Phi đã có những sự xung đột với người Ả Rập đến từ vùng Trung Đông. Một lực lượng lớn người Berber đã được thành lập, đặc biệt ở thung lũng sông Guadalquivir, vùng đồng bằng van biển rộng lớn ở Valencia và cả ở những vùng núi ở Granada.

Thành phố Córdoba, thủ đô của đế chế Hồi giáo Tây Ban Nha là thành phố rộng lớn nhất, giàu có nhất và phức tạp nhất lúc bấy giờ tại Châu Âu thời Trung Cổ. Thương mại và giao lưu văn hóa phát triển mạnh mẽ. Người Hồi giáo đã đưa vào Tây Ban Nha những nét văn hóa đặc sắc truyền thống của các vùng Trung Đông và Bắc Phi. Các học giả Hồi giáo và Do Thái đã góp phần lớn trong việc phục hồi và phát triển văn hóa của Hy Lạp cổ đại tại Tây Âu. Sự giao lưu văn hóa sâu rộng giữa người Hồi giáo và người Do Thái đã mang đến cho Tây Ban Nha một nền văn hóa vô cùng đặc sắc. Nhiều công trình kiến trúc mang phong cách Hồi giáo vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi, tiêu biểu là cung điện Alhambra. Ở nông thôn, quyền sở hữu đất đai từ thời La Mã vẫn được công nhận, rất ít khi xảy ra chuyện tước quyền sở hữu của một ai đó. Một số phương pháp kĩ thuật được áp dụng vào sản xuất đã thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ.

Xem thêm  Xoài cát Hòa Lộc và câu chuyện du học giá rẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *