Thể chế chính trị

Chính quyền Tây Ban Nha

Vua Juan Carlos I và hoàng hậu Sofia

Vua Juan Carlos I và hoàng hậu Sofia

Tây Ban Nha là một quốc gia quân chủ lập hiến, với ngôi vua cha truyền con nối và quốc hội lưỡng viện. Hội đồng Bộ trưởng nắm quyền hành pháp, đứng đầu bởi Chủ tịch Chính phủ, cũng có thể coi là thủ tướng Tây Ban Nha. Người đảm nhiệm chức vị này được chọn qua cuộc tổng tuyển cử toàn quốc. Ngành lập pháp thuộc quốc hội với 350 nghị sĩ bầu lên với nhiệm kỳ 4 năm.

>> Tìm hiểu thêm: http://hoctiengtaybannha.com/v174/bai-1.html

  • Quốc trưởng: Vua Juan Carlos, đăng quang ngày 22 tháng 11 năm 1975
  • Chủ tịch Quốc hội (hay Thủ tướng): José Luis Rodríguez Zapatero, được bầu ngày 14 tháng 3 năm 2004
  • Hội đồng Bộ trưởng: bổ nhiệm bởi thủ tướng.

Tây Ban Nha ngày nay là một quốc gia nhất thể, mặc dù chính phủ hoạt động gần như một quốc gia liên bang với nhiều đơn vị tự trị. Cơ chế chính phủ Tây Ban Nha phân định rõ quyền lực trung ương khác quyền lực địa phương. Có thể nói rằng mô hình phân tỏa quyền lực xuống các cấp địa phương liệt Tây Ban Nha vào một trong những quốc gia với chính quyền địa phương nắm nhiều quyền lực nhất châu Âu. Mỗi vùng đều có riêng hệ thống y tế, giáo dục và đối với hai xứ Basque và Navarre thì có hệ thống tài chính riêng.

Kể từ hậu bán thế kỷ 20 chính quyền Tây Ban Nha phải đối phó với lực lượng ETA, một tổ chức địa phương ly khai thành lập ở xứ Basque vào năm 1959 với mục đích chống lại Franco và giành độc lập cho xứ Basque bằng võ lực. Họ tự nhận là một tổ chức du kích trong khi Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ xếp ETA vào danh sách các tổ chức khủng bố. Lực lượng này bị kết án đã gây ra hơn 800 tử vong trong các hoạt động chống chính phủ.

Xem thêm  Bốn mùa và cách đọc tên các loại trái cây ở Tây Ban Nha

Hiến pháp

Mariano Rajoy, thủ tướng Tây Ban Nha

Mariano Rajoy, thủ tướng Tây Ban Nha

Bản hiến pháp đầu tiên của nước Tây Ban Nha ra đời vào năm 1812. Năm 1975, sau cái chết của nhà độc tài Francisco Franco, cuộc bầu cử tự do đã được thực hiện vào năm 1977 với mục tiêu là phác thảo và và soạn ra bản hiến pháp tự do. Năm1978, hiến pháp mới được ban hành, đưa Tây Ban Nha trở lại quá trình dân chủ. Hiến pháp quyết định thay đổi tên gọi chính thức của Tây Ban Nha từ Vương quốc Tây Ban Nha sang chỉ còn là Tây Ban Nha, để làm rõ tình hình đất nước hiện tại. Tây Ban Nha có 17 vùng tự trị và 2 thành phố tự trị mới các mức độ khác nhau, mặc dù Hiến pháp không công nhận nước này là một nhà nước liên bang.

>> Xem thêm: http://hoctiengtaybannha.com/v181/bai-5.html

Quan hệ ngoại giao

Từ sau năm 1975, Tây Ban Nha chủ trương thực hiện chính sách ngoại giao rộng mở với các nước. Tây Ban Nha đã gia nhập vào Cộng đồng Châu Âu (mà sau này là Liên minh Châu Âu) vào năm 1986. Trước đó, Tây Ban Nha cũng đã gia nhập NATOvào năm 1982.

Với việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Bắc Triều Tiên vào năm 2001, Tây Ban Nha đã hoàn thành chính sách ngoại giao rộng mở của mình. Nước này cũng giữ một mối liên hệ đặc biệt với các nước châu Mỹ Latinh, nơi tiếng Tây Ban Nha được sử dụng rộng rãi. Tây Ban Nha là một ví dụ thành công của sự chuyển hóa từ nền chính trị độc tài sang một đất nước dân chủ.

Xem thêm  Tại sao Tây Ban Nha là thứ tiếng mà chúng ta nên học

Tây Ban Nha thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 23 tháng 5 năm 1977. Ngày 20 tháng 2 năm 2006, nhà vua Tây Ban Nha Juan Carlos I cùng hoàng hậu Sofia đã thăm chính thức Việt Nam.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *