Xếp hạng các trường đại học – Những câu hỏi thường gặp

Với nhu cầu du học ngày càng tăng thì việc tìm kiếm thông tin về ngôi trường phù hợp luôn là điều phụ huynh và các em HSSV quan tâm. Có nhiều cách để hiểu hơn về chất lượng giảng dạy cùng triển vọng việc làm sau khi tốt nghiệp, một trong số đó là dựa vào kết quả xếp hạng của các trường. Nhờ vào sự phát triển của internet mà những bảng xếp hạng dễ dàng đến với công chúng và trong quá trình tìm hiểu thông tin tại đây sẽ có những câu hỏi sau!

1/ Bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới chính xác là gì?

Bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới là danh sách được cập nhật hàng năm, đánh giá chất lượng đào tạo bằng những nguồn dữ liệu đáng tin cậy. Có nhiều bảng xếp hạng khác nhau, trong đó được sử dụng nhiều nhất là QS World University Rankings, Times Higher Education Rankings và Academic Ranking of World Universities (ARWU – còn được gọi là Shanghai Ranking). Bên cạnh các bảng xếp hạng chất lượng chung còn có những danh sách đánh giá riêng về chuyên ngành đào tạo, môn học hay sức ảnh hưởng ở lĩnh vực cụ thể.

Du học là con đường được nhiều sinh viên trên khắp thế giới lựa chọn

2/ Các trường đại học được đánh giá như thế nào?

Tùy theo từng bảng xếp hạng. Nếu như QS World University Rankings sử dụng 6 tiêu chí đánh giá là danh tiếng học thuật (40%), uy tín đối với nhà tuyển dụng (10%), tỉ lệ sinh viên/giảng viên (20%), trích dẫn nghiên cứu của mỗi giảng viên (20%), tỉ lệ giảng viên quốc tế (5%), tỉ lệ sinh viên quốc tế (5%) thì Times Higher Education lại xếp hạng dựa trên 13 yếu tố về 5 nhóm chính là giảng dạy, nghiên cứu, tầm nhìn quốc tế, trích dẫn nghiên cứu, thu nhập công nghiệp. Bảng xếp hạng ARWU cũng có tiêu chuẩn đánh giá riêng khi tập trung vào yếu tố nghiên cứu và số lượng giảng viên, cựu sinh viên nhận giải Nobel và Huy chương Fields của các trường.

3/ Sử dụng xếp hạng như thế nào để chọn đúng trường?

Xếp hạng các trường đại học giúp chọn lọc và thu thập nhiều thông tin cần thiết về ngôi trường HSSV đang cân nhắc. Để sử dụng hiệu quả bảng xếp hạng thì bạn nên so sánh trong từng hạng mục cụ thể, tùy theo nhu cầu mà lựa chọn bộ lọc phù hợp. Đừng chỉ chăm chăm vào xếp hạng chung mà bỏ qua kết quả đánh giá ngành học, tiêu chí có thể giúp bạn đưa ra quyết đinh chính xác hơn.

Xem thêm  Gặp gỡ và tư vấn trực tiếp với Đại diện trường Tây Ban Nha

Xếp hạng là cách đánh giá chất lượng đào tạo của các trường

4/ Xếp hạng có tầm quan trọng như thế nào khi chọn trường?

Mức độ quan trọng của xếp hạng phần lớn sẽ phụ thuộc vào điều mỗi người đang tìm kiếm. Nhiều sinh viên dùng xếp hạng để kiểm tra uy tín của trường dự định theo học, một số em khác  lại xem đây như là cách tìm hiểu cơ bản về chất lượng giảng dạy, triển vọng sự nghiệp, cơ sở vật chất, chuyên ngành thế mạnh…

Dù bảng xếp hạng đưa ra các không tin khá hữu ích nhưng bạn không nên chọn trường khi chỉ dựa vào chúng vì số liệu thống kê không thể cung cấp hình ảnh đầy đủ về những gì bạn sẽ trải nghiệm. Sau khi tham khảo chúng, bạn nên dành thời gian nghiên cứu về vị trí địa lý, đặc trưng giảng dạy, đời sống sinh viên, nội dung chương trình, yêu cầu đầu vào, chi phí nhập học… để đưa ra quyết định đúng đắn.

Cần cân nhắc đến ngành đào tạo khi xem xét bảng xếp hạng

5/ Có bao nhiêu trường đại học được xếp hạng?

Con số không hề giống nhau giữa các tổ chức đánh giá chất lượng giáo dục trên thế giới. QS World University Rankings xếp hạng 900 trường (tính đến năm 2016 – 2017) và con số này được tăng lên mỗi năm. Bên cạnh đó, Times Higher Education xếp hạng khoảng 800 trường và ARWU khiêm tốn hơn rất nhiều chỉ với con số 500. Mỗi tổ chức sẽ thu thập số liệu của các trường đại học trên thế giới nhưng chỉ công bố những vị trí dẫn đầu.

6/ Khi nào thì các bảng xếp hạng được công bố?

Cả QS World University Rankings và Times Higher Education đều được công bố vào tháng 9 hàng năm, sau đó là thời gian ra mắt của các xếp hạng cụ thể về khu vực, chuyên ngành giảng dạy. Khác với hai bảng xếp hạng này, ARWU công bố sớm hơn, thông thường là vào tháng 8 mỗi năm.

Môi trường học tập là một yếu tố đánh giá các trường

7/ Các trường cần đáp ứng điều gì để được xếp hạng?

Để đủ điều kiện xuất hiện trong QS World University Rankings thì các trường phải giảng dạy ở nhiều cấp độ về cả đại học và sau đại học. Bên cạnh đó, trường cũng phải sở hữu 2 trên số 5 lĩnh vực giảng dạy cơ bản là nghệ thuật và nhân văn, kĩ thuật và công nghệ, khoa học xã hội và quản lý, khoa học tự nhiên, khoa học đời sống và y học.

Xem thêm  Con gái nên du học ngành gì? Những ngành nào phù hợp với phái nữ khi du học?

Bảng xếp hạng Times Higher Education cũng có những tiêu chí áp dụng tương tự. Các trường sẽ bị loại trừ khỏi danh sách nếu không giảng dạy ở bậc cử nhân hoặc không đáp ứng đủ số lượng nghiên cứu tối thiểu. Khác với hai bảng xếp hạng trên, ARWU lại cân nhắc đánh giá dựa trên số thành viên đoạt giải Nobel, nhận huy chương Fields, nhà nghiên cứu có trích dẫn báo chí cao, các bài báo được đăng trên tạp chí hoặc tài liệu được cập nhật tại Chỉ số Trích dẫn Khoa học hoặc Chỉ số Trích dẫn Khoa học Xã hội.

Xếp hạng cũng là yếu tố thu hút của các trường

Có rất nhiều trường đại học trên khắp thế giới và không thể xếp hạng hết được, vì vậy bạn nên nhớ là chỉ cần xuất hiện trong bảng xếp hạng toàn cầu dù ở vị trí nào cũng là một vinh dự vô cùng to lớn. Thường chỉ có 500 trường đại học hàng đầu mới được nêu tên nên nếu bạn không tìm thấy tên một ngôi trường nào đó ở QS, THE, ARWU thì chỉ vì phạm vi đánh giá chưa phù hợp. Một số trường giảng dạy đề cao tính chuyên môn hóa, chỉ cung cấp các khóa học ở một cấp độ hay không chú trọng vào hướng nghiên cứu cũng không được xếp hạng. Nhiều học viện không có mặt ở bảng xếp hạng chung thì thường lại được đánh giá về khu vực địa lý và chuyên ngành đào tạo vì không đủ điều kiện để đưa vào đây nhưng lại nổi trội trong một lĩnh vực cụ thể.

8/ Các trường đại học được xếp hạng đều sử dụng tiếng Anh?

Nhiều người sẽ có suy nghĩ này vì số lượng các trường đại học sẽ đến những nước nói tiếng Anh xuất hiện và giữ những vị trí đầu bảng là khá lớn. Tuy nhiên, kết quả này hoàn toàn không có sự thiên vị đối với các học viện đó. Chính vì vậy, để loại bỏ quan điểm này các tổ chức trên đã cải tiến tiêu chí đánh giá và mang đến những đánh giá đa dạng, cụ thể về từng khu vực châu Á, Mỹ Latin, Ả Rập, Châu Âu, Trung Á và BRICS.

Xem thêm  Bữa tiệc ấm áp ngày Giáng sinh 2016

Nên tham khảo nhiều bảng xếp hạng khác nhau

9/ Một số trường đại học xếp ở vị trí 701+, điều này nghĩa là gì?

Theo QS World University Ranking chỉ có 400 trường hàng đầu được xếp hạng ở vị trí chuyên biệt (tương tự như top 200 của Times Higher Education). Sau các vị trí này, các trường sẽ được xếp hạng theo nhóm, bắt đầu từ 401 – 410 sau đó kéo dài cho đến 701+. Sở dĩ phân chia như vậy vì rất khó phân biệt chính xác chất lượng đào tạo ở cấp độ này. Nếu bạn muốn có thêm thông tin thì hãy click vào tên trường, nơi đã được liên kết với trang tiểu sử cụ thể. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đến với QS Stars để được cung cấp các đánh giá chuyên sâu về hiệu suất trường đại học dựa trên 8 chuyên mục cụ thể.

10/ Tại sao vị trí các trường đại học lại khác nhau giữa những bảng xếp hạng?

Câu trả lời là vì phương pháp đánh giá khác nhau. Dù là cùng một tổ chức đáng giá nhưng với phạm vi, tiêu chí khác nhau thì kết quả không bao giờ giống. Đơn cử là QS sử dụng một số phương pháp luận khác nhau cho bảng xếp hạng chung, bảng xếp hạng chuyên ngành và xếp hạng khu vực, nên bạn không cần phải băn khoăn quá nhiều về điều này.

Sử dụng xếp hạng đúng giúp bạn chọn đúng trường, đến gần hơn với ước mơ

Hy vọng bài viết này đã mang đến điều bạn đang tìm kiếm. Nếu muốn biết thêm thông tin hay lắng nghe về cách chọn trường, chọn ngành phù hợp. Vui lòng đăng kí TẠI ĐÂY!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *